Cách thay nước nuôi tôm đúng kỹ thuật giữ được sự ổn định
Cách thay nước nuôi tôm cũng cần phải có những kinh nghiệm, kỹ thuật để vận hành môi trường nước nuôi tôm tốt. Vậy cách thay nước nuôi tôm cần lưu ý những gì, vì sao lại thay nước.
Những chú ý cần thay nước nuôi tôm
Trong ao nuôi tôm có khí độc ammonia (NH3) và Hydro sulfide (H2S)
Ao tồn tại khí Carbon dioxide (CO2) và hàm lượng oxy hòa tan thấp
Nhiệt độ nước dạo động mạnh, có sự chênh lệch lớn
Tảo độc phát triển mạnh như; tảo lam, tảo mắt, tảo giáp
Ao xảy ra dịch bệnh, nấm, vi khuẩn gây hại
Đáy ao có nhiều chất thải hữu cơ như; thức ăn dư thừa, xác tôm chết, vỏ tôm đã lột xác theo chu kỳ.
Thay nước đúng kỹ thuật cho nuôi tôm
Đối với ao nuôi tôm mới thả được 30-40 ngày thì bà con không nên thay nước. Vì thời gian mới thả, màu nước gây trước khi thả còn các chất dinh dưỡng, nên để nguồn nước ổn định. Nếu nước bị thâm hụt thì nên cấp thêm 10-20% từ nguồn nước đã qua xử lý sạch mầm bệnh.
Từ 60 ngày trở đi, bà con quan sát theo dõi kỹ, vì lúc này đã bắt đầu xuất hiện nhiều chất thải hữu cơ; có thể tiến hành thay định kỳ 15-20% một lần.
Khi chất thải đáy ao nhiều đi kèm có khí độc và tảo dày thì có thể thay nước 15-20% và kết hợp các kỹ thuật xử lý như; giảm lượng thức ăn 10%, tăng cường chạy sục khí, siphon đáy.
Ngoài ra việc thay cấp nước nuôi tôm còn phụ thuộc vào nhiều trường hợp. Đặc biệt là kinh nghiệm nuôi tôm mỗi người.
Xem thêm