×

Cách nhận biết tôm thiếu khoáng

  • Ngày đăng: 08/11/2021
  • Đăng bởi: Biên tập
Chia sẻ bài viết:

Cách nhận biết tôm thiếu khoáng và cần cung cấp đủ khoáng đa lượng và khoáng vi lượng cho tôm; nhiều bà con vẫn chưa nắm được.

Cach Nhan Biet Tom Thieu Khoang
Nhận biết tôm thiếu khoáng và bổ sung khoáng đa lượng, vi lượng

Aqua Mina chia sẻ đến bà con một số lưu ý về cách nhận biết tôm thiếu khoáng; nhằm bổ sung khoáng kịp thời tránh để tôm bị ảnh hưởng, chậm phát triển.

Dấu hiệu tôm thiếu khoáng

Dấu hiệu đầu tiên tôm thiếu khoáng là xuất hiện những chấm đen li ti trên toàn thân tôm

Khi tôm lột xác vỏ mềm chậm hoàn thiện rất dễ bị vi khuẩn tấn công, tôm chậm lớn.

Tôm cong thân, đục cơ toàn thân hoặc chỉ đục cơ từng vùng, từng phần.

Nếu tôm thiếu khoáng nặng sẽ thiếu sức sống, bơi yếu rớt xuống đáy ao, chỉ sống dưới đáy tiếp xúc với nhiều chất thải đáy ao và dẫn đến chết.

Vậy bà con đã nắm được cách nhận biết tôm thiếu khoáng và cần bổ sung 2 nhóm khoáng là nhóm khoáng vi lượng và nhóm khoáng đa lượng.

A. Nhóm khoáng đa lượng

1- P (Photpho)

Đây là khoáng chất có vai trò trong chuyển hóa cơ thể. Đặc biệt là vỏ tôm, các tế bào, ổn định duy trì độ pH cho tôm

2- Mg (Magie)

Là khoáng chất làm kích thích cơ, vỏ, thần kinh phát triển và tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn, đường, đạm, chất béo.

3- Ca (Canxi)

Là chất khoáng có vai trò tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, truyền tải thông tin đến hệ thần kinh. Là thành phần rất quan trọng đối với mô cơ và vỏ của tôm.

Trong nuôi tôm bà con thường thấy tôm phát triển lớn nhanh từ 30-40 ngày tuổi. Trong giai đoạn này bà con thấy tôm chậm lớn tức là thiếu chất khoáng Canxi và Magie.

B. Nhóm khoáng vi lượng

1- Zn (Kẽm)

Là chất khoáng có tác dụng sản sinh ra các tế bào và vận chuyển CO2 cho tôm cá, kích thích tiết ra chất acid chlohyride trong cơ thể. Nếu tôm thiếu chất khoáng kẽm sẽ giảm đi sự sinh sản

2- Fe (Sắt)

Đây là chất khoáng đóng vai trò hình thành các hồng cầu và quá trình hô hấp của tôm, khoáng Fe này có thể bổ sung thông qua đường thức ăn một cách dễ dàng.

3- Cu (Đồng)

Đây là khoáng đóng vai trò chống Oxy hóa, hình thành sắc tố Melanin và hệ thần kinh. Nếu tôm thiếu chất khoáng Cu rất chậm lớn vì tôm không hấp thu được dinh dưỡng

Nhóm khoáng vi lượng này đóng vài trò rất quan trọng. Nếu tôm thiếu đi 1 trong 3 loại khoáng kể trên thì; sự hấp thụ dinh dưỡng không có, các tế bào bảo vệ cơ thể bị phá hủy, không có sức chống chọi với dịch bệnh.

Qua bài chia sẻ trên; bà con biết cách nhận biết tôm thiếu khoáng và phân biệt nhóm khoáng và hiểu được loại khoáng nào quan trọng trong từng giai đoạn phát triển của tôm.

Xem thêm

Cách bổ sung khoáng cho tôm

 

Bình luận của bạn