kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm
Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm không phải ai cũng nắm được; bởi trong kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm cần phải biết tính toán. Mời bà con xem tham khảo trong bài viết này nắm được cách lót bạt nhé.
Trong kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm cần tính được kích thước ao, kích thước bạt chiều dài, rộng, cao, đường kính, chu vi…
Cách trải bạt lót hồ tôm cá
Bước 1: Tính toán kích thước ao nuôi tôm cần lót bạt
Đo chiều dài có kích thước bao nhiêu
Đo chiều rộng có kích thước bao nhiêu
Đo chiều cao, chiều sâu có kích thước bao nhiêu
Lưu ý: cần chú ý không phải ao nào cũng vuông vức kích thước như nhau, sẽ có chiều dài 1 bên ngắn hơn, 1 bên dài hơn và chiều rộng, cao cũng vậy.
Bước 2: Tính toán kích thước bạt lót ao nuôi tôm cá
Ví dụ ao cần lót bạt có kích thước như sau:
Chiều dài 10m
Chiều rộng 4m
Chiều sâu 1,3m
Cách tính lấy kích thước chiều sâu 1,3 nhân 2 (1,3 x 2 = 2,6)
Tiếp là bạn lấy chiều dài 10m + 2,6 = 12,6
Tiếp là bạn lấy chiều rộng 4m + 2,6 = 6,6
Vậy để lót vừa ao có kích thước dài 10m, rộng 4m, sâu 1,3m thì mua 1 tấm bạt có kích thước dài 12,6m và rộng 6,6m là lót vừa. Bà con nên chọn loại bạt HDPE nhựa nguyên sinh 100%, không nên dùng loại bạt tái chế nhanh hư hỏng, độ dày của bạt nên dùng từ 0.5 hoặc 0.75mm trở lên.
Lưu ý; bà con nên mua dư bạt một chút để làm bạt phủ bờ tránh gió tốc hoặc gập thành đóng khoen ràng dây cố định bạt…
Nếu bà con cần bo cạnh các góc đẹp thì cần phải cắt bạt thành từng tấm bạt riêng và dùng máy hàn bạt chuyên dụng để hàn ép. Việc này sẽ rất khó cho bà con, bà con nên thuê dịch vụ lót bạt làm tận nơi, vui lòng xem DỊCH VỤ LÓT BẠT AO HỒ TẬN NƠI
Bước 3: Lên kế hoạch làm cổng thoát siphon
Bất cứ ao nuôi tôm, cá nào cũng vậy. Không thể thiếu đi cổng thoát siphon hay còn gọi xả đáy.
Cần làm hố siphon xả thải đúng kỹ thuật và hiệu quả nhất; nhằm xả thải ra ngoài một cách dễ dàng, không mất quá nhiều nước.
Nếu lót nuôi tôm trải bạt ao đất, ao khung thép lót bạt cần có hố siphon composite hoặc mặt bích kép luppe xả đáy có gắn các bulon siết chặt với bạt lót, đảm bảo không rò rỉ nước. Xem CÁCH LÀM XẢ ĐÁY AO LÓT BẠT
Bước 4: Dọn dẹp chuẩn bị mặt bằng
Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm khâu chuẩn bị mặt bằng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bà con không chuẩn bị tốt, khi thợ đi vào thi công, bà con lội xuống ao làm công việc rất dễ làm thủng bạt.
Vì vậy. Bà con cần; làm phẳng mặt bằng và tạo độ dốc về nơi làm siphon, gạt bỏ hết các vật nhọn, sỏi cát, đất cứng có thể gây thủng bạt, nên rải lớp cát lót mặt bằng dày 2cm để lót bạt lên đảm bảo yêm ái, hạn chế tối đa thủng bạt.
Bước 5: Tiến hành lót bạt cho hồ nuôi
Kiểm tra kỹ lại mặt bằng và chắc chắn đã loại bỏ hết các vật nhọn gây thủng bạt.
Nếu loại ao nhỏ. Bà con tự mua bạt về tự lót, không cần hàn ghép bạt, tiến hành lót bình thường, không cho trẻ em vào trong bạt chơi đùa, người phụ giúp vào lót nên đi chân trần đi nhẹ nhàng tránh làm thủng bạt.
Nếu loại ao lớn. Khổ bạt có thể sẽ không vừa bắt buộc phải hàn ghép bạt, tốt nhất bà con thuê dịch vụ làm cho nhanh và chắc chắn. Nếu rò nước có bảo hành…
Qua 5 bước kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm mà Công ty Aqua Mina chia sẻ trên đã giúp bà con nắm được quy trình lót cần có những bước quan trọng nào và cũng như cách tính khổ bạt đơn giản. Nếu bà con cần tư vấn lót bạt tận nơi vui lòng gọi tổng đài miễn phí 1800 6071 hoặc điền thông tin vào form dưới đây để Công ty liên hệ tư vấn.