×

Làm sao để chi phí nuôi tôm ở mức thấp

  • Ngày đăng: 15/06/2023
  • Đăng bởi: Biên tập
Chia sẻ bài viết:

Làm sao để chi phí nuôi tôm ở mức thấp để có thể cạnh tranh với các cường quốc về thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng như; Ecuador và Ấn Độ…

Nuoi Tom O Muc Thap
Làm sao để chi phí nuôi tôm ở mức thấp

Hiện sản phẩm thủy sản Việt Nam đã Xuất khẩu tới hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị Xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên cán đích 11 tỷ USD trong năm 2022.

Trong đó, tôm của Việt Nam lần đầu tiên đạt con số kỷ lục với 4,3 tỷ USD. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, đặc biệt 5 tháng đầu năm 2023, cùng với khó khăn chung của các ngành, lĩnh vực Xuất khẩu thuỷ sản giảm nhiều so với cùng kỳ. Riêng đối với ngành tôm, Xuất khẩu bị giảm 36%.

Giảm mạnh ở hầu hết các thị trường như: Mỹ, EU; Nhật …. Sản xuất, chế biến và Xuất khẩu thủy sản có những cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng thách thức nhiều hơn là cơ hội.

Nguyên nhân của những khó khăn ngành nuôi tôm

Do dịch bệnh Covid-19 càn quét để lại hậu quả rất lớn chưa thể khôi phục

Do các nước xung đột làm cho nền kinh tế bị ảnh hưởng và đi xuống

Do lạm phát gia tăng. Tất cả hàng hóa, mặt bằng, dịch vụ điện nước tăng liên tục làm cho chi phí ngành nuôi tôm tăng lên, mất đi sự cạnh tranh. Giá thành nuôi nuôi tôm tại Việt Nam có thể tăng cao hơn Ecuador khoảng 25 – 30%. Vậy làm sao để chi phí nuôi tôm ở mức thấp, mời bạn xem thêm giải pháp sau.

Giải pháp để nuôi tôm chi phí thấp

Cải thiện chất lượng tôm bố mẹ để tạo ra nguồn tôm giống tốt

Đầu tư theo quy mô và khoa học hướng đến mô hình nuôi theo công nghệ rút ngắn thời gian thời gian nuôi, giảm rủi ro.

Cần sự hỗ trợ tốt về giá điện vận hành quy trình sản xuất.

Giá thức ăn tăng lên bởi sự ảnh hưởng của lạm phát, cần tìm cách khắc phục

Cần sự hỗ trợ từ ngân hàng. Cho vay với mức ưu đãi để nông dân. Doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư theo mô hình nuôi tôm công nghệ, nâng cao tỷ lệ thành công. Giảm chi phí đầu vào cho ngành nuôi tôm làm sao để chi phí nuôi tôm ở mức thấp nhất.

Bình luận của bạn