×

Phòng bệnh từ xa cho tôm

  • Ngày đăng: 07/08/2021
  • Đăng bởi: Biên tập
Chia sẻ bài viết:

Biện pháp phòng bệnh từ xa cho tôm là rất cần thiết. Nó là bể phóng cho một quá trình phát triển của tôm từ lúc thả giống đến xuất ao.

Phong Benh Tu Xa Cho Tom
Cách phòng bệnh tôm thẻ chân trắng, tôm sú

Vậy cách phòng bệnh từ xa là như thế nào; mời bà con xem thêm trong bài viết để tham khảo qua phần chia sẻ Aqua Mina như sau.

Mục tiêu chung trong phòng bệnh cho tôm

Phải theo dõi, tìm hiểu; các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và nuôi trồng thủy sản có đảm bảo hay không.

– Tôm giống được kiểm dịch theo quy định; có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn về kích thước, trọng lượng, sắc thái, sạch bệnh

– Có thể báo với chính quyền; cấp xã, cơ quan thú y địa phương trước khi đưa giống về; sinh sản, ương dưỡng, thả nuôi để thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo quy định.

– Nuôi theo dạng truyền thống phải theo mùa vụ. Đối với mô hình nuôi tôm nhiều giai đoạn như hiện nay; thì cũng không còn phụ thuộc nhiều vào mùa vụ; điều này phụ thuộc vào sự chuẩn bị của hộ nuôi với mục tiêu cao nhất vẫn là không cho dịch bệnh lây lan sang xung quanh.

– Có thể đến trại sản xuất giống đặt hàng và lên lịch theo dõi tôm giống bắt đầu từ từ lúc mới nở cho đến trưởng thành con giống. Đó chính là một trong những biện pháp phòng bệnh từ xa cho tôm.

Giai đoạn chuẩn bị thả giống

Để phòng bệnh từ xa cho tôm bà con cần; Tuyển chọn con giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt, đã qua kiểm định không bị nhiễm bệnh. Đặc biệt là tôm thẻ chân trắng cần quan tâm tái kiểm định, kiểm dịch giống trước khi thả.

Chuẩn bị hệ thống ao nổi lót bạt; thiết kế siphon ở tâm ao, hệ thống Oxy tầng đáy đầy đủ, ao có độ sâu từ 1,2m trở lên. Có mái che càng tốt để hạn chế mưa, nắng nóng ảnh hưởng trực tiếp đến ao nuôi.

Khi cấp nước vào ao cần thông qua túi lọc nước nuôi tôm; loại bỏ mầm bệnh, cặn bã lô lửng, cá tạp…

Giai đoạn đã thả tôm giống

Cần theo dõi quản lý, xử lý chất thải đáy ao, quản lý lượng thức ăn không cho dư thừa để các vi khuẩn có điều kiện phát triển.

Khi mua thức ăn phải xem kỹ hạn sử dụng, nhãn hiệu sản xuất, bao đóng gói còn nguyên vẹn không bị rách móp, tráo đổi, bù đắp…

Nên chủ động sử dụng các chế phẩm sinh học để quản lý ổn định môi trường nước, tạo ra thức ăn dinh dưỡng tự nhiên.

Không nên tự tiện sang tôm qua ao khác, di chuyển hoặc bớt các thiết bị phụ kiện trong ao sang chỗ khác làm ảnh hưởng đến tôm.

Theo dõi thường xuyên nhanh chóng kịp phát hiện trong ao có tôm chết phải vớt ngay và tìm hiểu nguyên nhân để xử lý kịp thời.

Trong qua trình vận hành luôn có máy móc, bơm nước, thổi khí có dầu nhớt; tuyệt đối không cho dầu nhớt nhiễu xuống ao.

Tham khảo thêm

Nuôi tôm cần những gì

Bình luận của bạn