TP.HCM phát triển 1.000ha nuôi tôm công nghệ cao, tập trung ở huyện nông thôn mới Cần Giờ
Sở NNPTNT TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển thủy sản trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, sẽ phát triển diện tích nuôi tôm công nghệ cao lên 1.000ha vào năm 2030, trong đó tập trung nuôi tôm công nghệ cao ở huyện nông thôn mới Cần Giờ.
Trong đó, công trình phụ trợ, gồm: Ao cấp nước, ao chứa nước thải chiếm 60 – 80% tổng diện tích. Tập trung nuôi tôm công nghệ cao ở huyện nông thôn mới Cần Giờ.
Nuôi tôm công nghệ cao ở huyện nông thôn mới Cần Giờ
Ông Võ Phương Tùng, Phó trạm Thủy sản Nhà Bè – Cần Giờ đánh giá, việc phát triển diện tích nuôi tôm công nghệ cao ở TP.HCM lên 1.000ha vào năm 2030 hoàn toàn khả thi. Theo đó, diện tích 1.000ha nuôi tôm công nghệ cao này hết ¾ diện tích là các công trình phụ trợ.
“Hiện, diện tích nuôi tôm công nghệ cao ở Cần Giờ khoảng 200ha, nên mục tiêu 1.000ha nuôi tôm công nghệ cao vào năm 2030 là khả thi”, ông Tùng chia sẻ.
Theo UBND huyện Cần Giờ, trong tháng 10/2022, diện tích thả nuôi tôm trên địa bàn hơn 4.650ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm trên ao hơn 1.424ha, sản lượng thu hoạch đạt hơn 7.872 tấn.
Trong quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng tại TP.HCM đến năm 2025 có 2.400ha tại 4 xã phía Bắc của huyện Cần Giờ là Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn.
Về tổng diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, hiện nay diện tích nuôi phần lớn tập trung ở các xã phía Bắc của huyện, lớn nhất thuộc xã Lý Nhơn tiếp theo An Thới Đông, Bình Khánh, Long Hòa, Thạnh An, Tam Thôn Hiệp và thị trấn Cần Thạnh.
Những mô hình nuôi tôm công nghệ
Thời gian qua, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, máy vận hành xử lý nước… với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng/ha đang được nhiều hộ nông dân huyện Cần Giờ triển khai.
Chị Trần Thị Bàng (xã Tam Thôn Hiệp) có 4ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo cách truyền thống đã hơn 10 năm nay. Mô hình này, càng về sau càng gặp khó khăn, nhất là tình hình dịch bệnh bùng phát dữ dội.
Sau khi tìm hiểu mô hình nuôi tôm lót bạt, ứng dụng công nghệ cao, gia đình chị Bàng quyết định cải tạo lại khu nuôi và thực hiện đúng quy trình công nghệ cao với chi phí đầu tư là 2 tỷ đồng.
Chỉ sau bốn vụ tôm (3 tháng/vụ), chị Bàng thu hoạch được hơn 30 tấn tôm thương phẩm, tương đương hơn 4,2 tỷ đồng, đạt lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng.
Hỗ trợ nuôi tôm công nghệ cao
Nhằm phát triển 1.000ha nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn, TP.HCM; sẽ có nhiều giải pháp hỗ trợ.Cụ thể, gia hóa, chọn các loại giống nuôi chủ lực, như tôm sú, tôm thẻ chân trắng đáp ứng nhu cầu giống đạt chất lượng cao, sạch bệnh cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
Tăng cường ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra các sản phẩm thủy sản an toàn, chất lượng, sản lượng đủ đáp ứng điều kiện xuất khẩu.
Song song đó, xây dựng và hoàn thiện các chuỗi giá trị cho sản phẩm tôm nước lợ; áp dụng rộng rãi sản xuất an toàn sinh học; an toàn dịch bệnh; cấp mã số nhận diện ao nuôi; khuyến khích tạo cơ chế ưu tiên; cho các cơ sở có mã số nhận diện ao nuôi khi xuất bán cho các chợ đầu mối nhằm phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP)…
Hiện, chính quyền huyện nông thôn mới Cần Giờ; đang triển khai các giải pháp, như; Đẩy mạnh công tác khuyến nông; khuyến ngư; ứng dụng khoa học – kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất; hiệu quả sản xuất nuôi tôm công nghệ cao. Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm soát giống tôm;…
Nguồn danviet