×

Phòng bệnh tôm bị nhiễm khuẩn bà con cần phải nắm

  • Ngày đăng: 19/12/2022
  • Đăng bởi: Biên tập
Chia sẻ bài viết:

Phòng bệnh tôm bị nhiễm khuẩn bà con cần phải nắm cơ bản; bởi trong quá trình nuôi tôm ít nhiều cũng sẽ gặp. vậy cách phòng bệnh tôm bị nhiễm khuẩn như thế nào. Mời xem thêm chi tiết.

Phong Benh Tom Bi Nhiem Khuan
Biện pháp phòng ngừa cho tôm không bị nhiễm khuẩn

Cách phòng bệnh tôm bị nhiễm khuẩn cần phải xác định được; nguyên nhân, các biện pháp phòng ngừa, xử lý khi xảy ra tôm bị nhiễm khuẩn. Thì bà con mới dễ dàng hóa giải, làm tốt để đưa đàn tôm trở về trạng thái ban đầu.

Nguyên nhân tôm bị nhiễm khuẩn

Do môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm. Tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn, virus gậy hại phát triển. Đặc biệt loại vi khuẩn Vibrio tấn công hệ đường ruột của tôm, làm cho đàn tôm chết hàng loạt nếu không phát hiện phòng trị kịp thời.

Do các loại tảo độc phát triển trong ao nuôi như; tảo lam, tảo mắt, tảo giáp…khi tảo độc phát triển, tôm ăn trực tiếp hoặc tảo bám dính vào thức ăn làm nhiễm khuẩn đường ruột, tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng tôm còi cọc không lớn và chết dần.

Do chất lượng thức ăn công nghiệp kém, bị ẩm mốc, những nơi bán hàng nhái, hàng giả có pha trộn các chất gây hại khi tôm ăn vào dễ mắc bệnh đường ruột.

Những biểu hiện khi tôm bị nhiễm khuẩn

Ăn ít hoặc bỏ ăn, thức ăn dư bất thường so với bình thường. Điều này chứng tỏ tôm đã không được khỏe và có thể bị nhiễm bệnh.

Tôm tấp vào bờ, nổi đầu, bắt mời kém. Đây chính là biểu hiện rõ ràng khả năng cao tôm đã bị nhiễm bệnh hoặc môi trường ao nuôi ô nhiễm quá mức, vượt qua ngưỡng chịu đựng. Nếu tôm có những biểu hiện sau thì 90% là tôm đã bị nhiễm bệnh

Tôm bị thay đổi màu sắc về hình thái bên ngoài, khác thường với màu sắc bình thường.

Tôm chuyển sang màu hơi xanh là nhiễm vi khuẩn MBV.

Tôm từ màu sắc bình thường chuyển sang màu trắng đục có thể bị nhiễm khuẩn bông vải

Tôm chuyển sang màu đỏ từng vùng trên thân. Tôm có thể nhiễm các vi khuẩn, virus khác hoặc virus GAV

Nếu vỏ mềm có thể tôm đã bệnh mềm vỏ. Vỏ tôm xuất hiện các đốm trắng có thể tôm bị bệnh đốm trắng, vỏ tôm xuất hiện các đốm đen có thể nhiễm virus IHHNV.

Phần đầu tôm có màu vàng. Khi cắt ra kiểm tra có mùi hôi tanh có thể tôm bị nhiễm virus đầu vàng.

Đường ruột của tôm ngắn, bị đứt gãy; hệ thống đường ruột rỗng không có thể do nhiễm vi khuẩn Vibrio

Mang tôm xuất hiện nhiều sợi nấm; mang tôm chuyển sang màu xanh lục (có thể tôm bị nhiễm các loài ký sinh trùng Protozoa); mang tôm xuất hiện màu nâu hoặc đen (có thể do bệnh đen mang ở tôm).

Biện pháp phòng bệnh nhiễm khuẩn cho tôm

Thiết kế hệ thống ao thiết kế dạng tròn để gom xả thải tốt hơn. Có cổng thoát siphon để xả thải

Nguồn nước cấp vào ao phải đảm bảo sạch. Không bị nhiễm độc, chất thải, sử dụng men vi sinh xử lý nước định kỳ luôn mang lại môi trường nước sạch.

Hàm lượng oxy hòa tan phải từ 5 ppm, đây là mức tốt cho tôm phát triển. Nếu lượng oxy dưới 4ppm cần phải tăng cường hệ thống oxy tránh các chất thải lắng đọng và phát sinh ra nhiều vi khuẩn có hại.

Lấy nguồn thức ăn công nghiệp. Có thương hiệu, uy tín, quan sát kỹ đảm bảo không bị ẩm mốc, hết hạn, nếu sử dụng thức ăn tự chế như cá tạp xay nhuyễn rất giàu chất dinh dưỡng. Nhưng dễ gây ra ô nhiễm môi trường nước  ba con cần chú ý.

Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn. Thay đổi thời tiết…tránh thức ăn ít tôm không đủ, cho quá nhiều lại dư thừa gây ô nhiễm.

Bình luận của bạn

Sản phẩm nổi bật