×

Phương thức sản xuất sinh khối tảo

  • Ngày đăng: 13/03/2023
  • Đăng bởi: Biên tập
Chia sẻ bài viết:

Tảo là một trong những loài phù hợp về kích thước và chất lượng dinh dưỡng cho ấu trùng tôm, cá và các loài thủy sản khác. Sản xuất sinh khối tảo thuần giúp người nuôi có thể chủ động được thức ăn cho ấu trùng thủy sản, nâng cao chất lượng con giống.

Một số giống tảo

Nannochloropsis oculata: Được xem như nguồn thức ăn quan trọng cho luân trùng, một số ấu trùng cá và giáp xác khác. Nannochloropsis là một chi tảo lục thuộc họ Chlorellaceae, bộ Chlorellales, lớp Trebouxiophyceae, ngành Chlorophyta. Chi này có hình thái tế bào rất giống với các loài thuộc chi Chlorella. Tế bào của chúng có dạng đơn bào, hình cầu, sinh sản vô tính bằng cách phân chia thành hai tế bào con có kích thước khoảng 2 – 4 µm. Loài tảo này có hàm lượng eicosapentaenoic acid (EPA) cao (3,2% trọng lượng khô), acid ascorbic chiếm 0,8% trọng lượng khô và hàm lượng Vitamin B12 có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của các động vật thủy sản ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển.

San Xuat Sinh Khoi Tao
Phương thức sản xuất sinh khối tảo

Isochrysis galbana:

Là loài tảo đơn bào, có kích thước từ 4 – 5 μm thuộc ngành Haptophyta. Hiện nay, I. galbana đang được sử dụng rộng rãi để làm thức ăn cho ấu trùng nuôi thủy sản do nó không độc, sinh trưởng nhanh, tế bào có kích thước nhỏ phù hợp cho sự tiêu hóa.

Chaetoceros calcitrans:

Được xem là một trong những loài tảo có giá trị trong nuôi Artemia do tảo Chaetoceros calcitrans có hàm lượng dinh dưỡng cao với 34% protein, 16% lipid, 6% carbohydrate (Brown, 1991). Thêm vào đó chúng còn có khả năng phát triển nhanh, kích thước tế bào nhỏ, kích thước khoảng 2 – 20 µm (Brown et al., 1997), phù hợp với Artemia (Napolotanpo et al., 1990). Tảo Chaetoceros calcitrans được dùng làm thức ăn chủ yếu cho động vật phiêu sinh, nhuyễn thể, tôm, cá, đặc biệt là Artemia (Trần Ngọc Hải và Trần Thị Thanh Hiền, 2000).

Chlorella:

Là tảo có tốc độ phát triển nhanh và được xem như nguồn dinh dưỡng có giá trị cao trong tương lai. với hàm lượng protein cao khoảng 50% và chứa hầu hết các acid amin thiết yếu như. Lysine; ethionine; tryptophan; arginine; histidine… lipid của tảo thay đổi từ 10 – 20% với đa số các axit béo không no. Trong thủy sản, Chlorella thường được sử dụng như nguồn thức ăn thích hợp cho luân trùng, moina, ấu trùng cá… Ngoài ra Chlorella còn được sử dụng trong hệ thống nước xanh ương ấu trùng các loài tôm, cá… với tác dụng ổn định môi trường, hạn chế sự tạo thành các hợp chất độc hại và đặc biệt Chlorella có khả năng sản sinh Chlorellin là một hợp chất từ các acid béo có khả năng hạn chế sự phát triển của một số vi khuẩn gram dương và gram âm (Pratt et al., 1948).

Các loài tảo đơn bào gồm. Nanochrolopsis occulata. Isochrysis galbana. Chaetoceros calcitrans. Chlorella sp… sẽ được lưu giữ trong bình tam giác thủy tinh 200 ml. Trong phòng thí nghiệm nhiệt độ 22 – 240C.

Pha môi trường nuôi cấy

Để nuôi cấy tảo, cần pha môi trường F/2 theo Guillard (1975). Trong 1 lít dung dịch môi trường F/2 gồm: dung dịch đa lượng (75 g NaNO3 ; 5 g NaH2PO4 ; 0,45 g EDTA và 3,15 g FeCl3 ), dung dịch vi lượng (0,98 g CuSO4 .5H2O; 2,2 g ZnSO4 ; 18 g MnCl2 ; 1 g CoCl2 ; 0,63 g Na2MoO4 .2H2O và 0,35 g Silic), vitamin (50 mg Biotin; 200 g Vitamin B1 và 50 mg Vitamin B12).

Chuẩn bị bể và túi nuôi cấy tảo

Hệ thống bể, túi nilon dùng để nhân sinh khối tảo. Được vệ sinh bằng nước ngọt, khử trùng, diệt khuẩn bằng dung dịch Chlorine nồng độ 10 ppm. Để ráo nước 3 – 5 giờ.

Nước dùng để nhân sinh khối tảo có độ mặn từ 25 – 30 ‰. Đã được lọc qua hệ thống lọc thô (lọc cát). qua các túi lọc/lõi lọc bông cỡ 1 – 5 µm. Và than hoạt tính. Lượng nước cấp 2/3 thể tích bể hoặc túi.

Bổ sung dung dịch Chlorine nồng độ 4 ppm trong 5 giờ để diệt khuẩn và tảo tự nhiên. Sục khí nhẹ, liên tục trong bể, túi.

Cấy tảo giống thuần

Cung cấp 200 – 300 ml giống tảo thuần vào mỗi túi, bể. Bổ sung môi trường dưỡng chất nuôi tảo (F/2), theo tỷ lệ 1 ml môi trường/lít nước trong bể, túi

Thu hoạch tảo

– Được tiến hành thu từ 5 – 7 ngày sau khi nuôi cấy;

– Cắm ống nhựa mềm đường kính 21 – 27 mm vào cách đấy bể. Hoặc túi khoảng 20 – 30 cm rồi rút 60 – 70% nước (tảo) ra ngoài.

Nuôi cấy tảo lần 2

Bổ sung nước đã lọc như nuôi lần 1 vào bể. Hoặc túi vừa thu hoạch bằng mực nước ban đầu. Bổ sung môi trường F/2 theo tỷ lệ tương tự nuôi lần 1. Tiến hành thu hoạch theo đúng quy trình ở trên. Lưu ý: Chỉ duy trì nuôi cấy tảo 2 lần trong cùng 1 bể hoặc túi nuôi sinh khối. Sau đó vệ sinh, diệt khuẩn dụng cụ nuôi cấy. Và sử dụng tảo giống từ nguồn giống được lưu trữ giống thuần.

2 bình luận
  1. Cho em xin phương thức liên lạc . Em có nhu cầu về tảo thuỷ sản

    • Chào Anh/Chị
      Dạ Anh/Chị cho Aqua Mina xin SĐT để tiện liên hệ tư vấn cho mình hoặc mình liên hệ đến Hotline : 18006071 ” Miễn Phí ” để được hỗ trợ tư vấn ạ

Bình luận của bạn