×

Phòng trị bệnh cho tôm sú

  • Ngày đăng: 23/08/2021
  • Đăng bởi: Biên tập
Chia sẻ bài viết:

Phòng trị bệnh cho tôm sú là điều mà người nuôi tôm nào cũng phải biết để kịp thời xử lý phòng trị bệnh cho tôm sú ngay khi có dịch bệnh gây hại.

Tôm sú thường gặp các bệnh sau đây; mời bà con xem thêm chi tiết trong bài viết này. Để biết được phòng trị bệnh cho tôm sú như thế nào hiệu quả và an toàn nhất.

1- Bênh đầu vàng ở tôm sú

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh đầu vàng  tôm sú là virus hình que kích thước 44 ± 6 x 173 ± 13nm. Nhân của virus có đừong kính gần bằng 15 nm, chiệu dài có thể tới 800 nm.

Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae. Khi tôm bị nhiễm loại Virus này sẽ làm cho tôm sú đầu vàng và dễ nhận biết.

Triệu chứng

Tôm sú bị nhiễm Virus trên; bước đầu ăn nhiều hơn thường ngày đó là điều gây bất thường. Sau đó dừng ăn đột ngột và tấp mé vào bờ và chết hàng loạt

Sắc thái tôm sú lúc này biến màu nhợt nhạt toàn thân, gan, tụy có màu vàng nhạt và dẫn đến tôm chết ngay trong vòng 2-5 ngày.

Benh Dau Vang Tom Su
Cách phòng trị bệnh đầu vàng trên tôm sú

Phòng trị

Đối với bệnh đầu vàng trên tôm sú này chưa có một biện pháp đặc trị nào. Ở đây chỉ dựa vào cách phòng tránh mà thôi.

Ao nuôi nên làm bằng ao lót bạt chống mầm bệnh bên ngoài xâm nhập từ bên ngoài vào ao, thường xuyên dùng các chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước.

2- Bệnh MBV ở tôm sú

Bệnh MBV có tên khoa học (Monodon Baculovirus) hay còn gọi là bệnh còi ở tôm sú

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh MBV là do virus type A Baculovirus monodon, cấu trúc nhân (acid nucleoic) là ds ADN, có lớp vỏ bao, dạng hình que. kích thước nhân 42 ± 3 x 246 ± 15 nm, kích thước vỏ bao 75 ± 4 x 324 ± 33 nm. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh còi cho tôm sú sẽ gặp rất khó khăn nếu gặp phải loại virus này.

Triệu chứng

Khi tôm mới nhiễm virus MBV, dấu hiệu bệnh không biểu hiện rõ ràng. Khi tôm nhiễm bệnh nặng và phát bệnh thường có biểu hiện một số dấu hiệu sau:

Tôm bơi lội rất yếu, tốc độ tăng trưởng chậm; sắc thái nhợt nhạt, màu tối, tái xanh, xanh xẫm, ăn ít

Gan tụy tôm sú có màu trắng, vỏ tôm có dấu hiệu hoại tử, có các ký sinh trùng, vi khuẩn bám. Khi bị nhiễm virus này tôm sẽ chậm lớn và chết dần.

Phòng trị

Đối với cặn bệnh này cũng chưa có biện pháp nào đặc trị. Chúng ta chỉ có thể phòng bệnh tổng hợp cho tôm. Ao nuôi phải đảm bảo tốt, luôn xử lý môi trường nước ao nuôi tốt nhất

Khi chọn tôm giống phải chọn nơi uy tín, tôm bố mẹ phải có kiểm dịch định kỳ theo quy định của ngành thủy sản.

3- Bệnh liên quan đến mang của tôm

Nguyên nhân

Nguyên nhân là do virus (virion) hình que có vỏ bao, kích thước nucleocapsid: 16-18 x 166-435nm

hình dạng giống virus đầu vàng gây nên.

Triệu chứng

Bệnh này thường gặp ở tôm sú tự nhiên và tôm nuôi, ít xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý. Tôm ăn ít và bơi trên tầng mặt và gần bời ao. Cơ thể xuất hiện màu đỏ thẫm ở các phần phụ, mang tôm chuyển sang màu hồng và vàng.

Phòng trị

Phải theo dõi tôm thường xuyên, Khi phát hiện tôm chết phải vớt ra ngay; cần sử dụng các hình thức tẩy dọn sạch ao hoặc chế phẩm sinh học xử lý nước

4- Bệnh do virus gây hoại tử IHHNV

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu là giống Parvovirus. Virus ký sinh trong nhân tế bào tuyến anten, bạch huyết, mang, dây thần kinh, chúng làm hoại tử và sưng to tại vị trí đang ký sinh.

Triệu chứng

Khi tôm nhiễm bệnh IHHNV thường hôn mê, hoạt động yếu, khi bệnh nặng thường chuyển màu xanh, cơ phần bụng màu đục.

Phòng trị bệnh do virus:

Chọn tôm giống không nhiễm IHHNV xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR nuôi thịt.

Tẩy dọn và xử lý nước ao nuôi thật kỹ đảm bảo không mầm bệnh trước khi thả tôm giống.

Sử dụng mô hình nuôi tôm công nghệ ít thay nước tránh cấp nước trực tiếp vào ao nuôi không qua túi lọc nước, không qua ao lắng, xử lý…

Áp dụng kỹ thuật sốc post larvae bằng formol (150 – 200 ppm) thời gian 30 phút và sục khí mạnh để loại đi những con post larvae yếu và mang mầm bệnh trước khi thả tôm giống xuống ao nuôi thương phẩm.

Trong quá trình nuôi mới phát hiện tôm bị bệnh. Cần sát trùng mạnh bằng Guarsa liều cao để diệt virus và sinh vật mang virus sau đó thay đổi nước nuôi mới.

Trên đây là những chia sẻ cơ bản cho bà con nắm được một số bệnh thường gặp khi nuôi tôm sú và cách phòng trị bệnh cho tôm sú ở mức cơ bản nhất. Chúc bà con luôn thuận lợi trong vụ nuôi tôm sú đạt hiệu quả cao nhất.

Xem tham khảo

Kỹ thuật nuôi tôm sú trong ao lót bạt

Bình luận của bạn