10 lưu ý khi nuôi tôm cần phải nắm bắt
10 lưu ý khi nuôi tôm cần phải để ý nếu muốn thành công trong ngành nuôi tôm. 10 lưu ý khi nuôi tôm này cũng tổng hợp khá đầy đủ kỹ thuật nuôi cho bà con.
Khi nắm được 10 lưu ý khi nuôi tôm này; rất dễ dàng vận dụng kiến thức kết hợp kinh nghiệm giúp cho bà con; luôn tự tin ứng phó tốt mọi tình huống khi có sự cố.
10 mẹo trong nuôi tôm
-
Vệ sinh khử khuẩn toàn bộ
Nếu sử dụng ao đất; thì khâu vệ sinh, khử trùng sẽ gặp khó khăn hơn và mầm bệnh cũng không sạch được. Bà con nên sử dụng ao nổi lót bạt; để dễ dàng lau sạch, phơi khô loại bỏ sạch mầm bệnh.
Tất cả trang thiết bị phụ kiện cũng được tẩy rửa sạch sẽ khi đưa vào ao sử dụng. Đặc biệt các thiết bị bị dính bám dầu nhớt, chất độc hại khác…
-
Nâng cao an toàn sinh học cho ao tôm
Nên sử dụng ao lót bạt; ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào ao hoặc sử dụng ao đất cũng phải lót bạt đáy.
Ao nuôi cần có hàng rào che chắn ngăn chặn cua, còng, địch hại xâm nhập xuống ao. Nếu đó là ao đất lót bạt.
Công nhân viên, khách du lịch tham quan nên khử khuẩn, vệ sinh khi đến gần hoặc tham gia vào quy trình làm việc tại đây.
Thức ăn để một nơi riêng khô ráo đủ đảm bảo, bảo quản. Tránh để gần các chai lọ thuốc trừ sâu, xăng dầu và chất độc hại, kích thích khác…
-
Luôn ổn định độ kiềm trong ao
Độ kiềm là một trong những thông số chất lượng nước quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự dao động pH và thành phần vi khuẩn. Nên duy trì độ kiềm ở 120–150 ppm.
-
Kiểm soát các công cụ đo lường
Luôn theo dõi ghi chép đầy đủ các chỉ số hóa đo được như Oxy, pH, Kiềm…điều chỉnh đúng chuẩn mực các thiết bị đo Oxy, máy đo pH, độ kiềm.
Nếu bà con chủ quan không chú ý đến những điều này và sai lệch rất nguy hiểm đến ao tôm, dẫn đến chết tôm hàng loạt. Đây cũng là một trong 10 lưu ý khi nuôi tôm bà con phải biết.
-
Chất lượng tôm giống tốt
Chọn các trại giống uy tín có kiểm dịch, tôm bơi hoạt động nhanh nhẹn, sắc thái tôm óng mượt, ruột của họ đầy, không có viêm loét vi khuẩn bám dính, gan tụy to và sẫm màu, mang có màu trắng hoặc hơi xám, Không có melanisation (thể hiện bằng các đốm đen đến nâu)
-
Ước tính tỷ lệ sống con giống
Nên thả 100 PL (100 con tôm giống) vào thùng xô đục nhiều lỗ nhỏ để nước để vào được hoặc lưới để bề mặt nước tại ao nuôi trong 24h. Sau đó lấy ra kiểm tra lại xem tỷ lệ còn sống bao nhiêu để ta biết được khi thả giống trừ hao hụt còn khoảng bao nhiêu tôm.
-
Cần ương dưỡng tôm giống
Người nuôi tôm trước đây thường thả tôm giống ngay vào ao nuôi tôm thương phẩm, làm giảm tỷ lệ sống, không kiểm soát được và thúc đẩy sự phát triển bước đầu không có, vụ nuôi năng suất thấp.
Ngày nay nuôi tôm cần có bể ương hay còn gọi là ao ương di động; dùng để ương dưỡng con giống chăm sóc chu đáo tạo điều kiện cho tôm phát triển mạnh, có sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống cao, mang lại lại hiệu quả cao
-
Theo dõi sát sự tăng trưởng
Cứ khoảng 6-7 ngày lấy tôm ra cần đo, theo dõi sự tăng trưởng để biết điều chỉnh kịp thời như; thức ăn, môi trường nước.
Nên lấy tôm ngẫu nhiên tại vị trí xa nơi cầu nhá, chỗ cho ăn là chính xác hơn. Vì những con con tôm ở gần nhá, chỗ cho ăn là lớn hơn.
-
Cung cấp đủ chất cho tôm nhanh lột xác
Tôm lột xác tức là đánh dấu một bước tăng trưởng, nhằm thay đổi kích thước, trọng lượng sau khi lột xác. Nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng tôm sẽ rất lâu lột xác chứng tỏ tôm không lớn.
Bà con cần cung cấp các thức ăn đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là một số khoáng chất có lợi giúp tôm trong quá trình lột xác là: Ca, Cu, Mg, Na, P, K, Se và Zn.
-
Sử dụng chế phẩm sinh học EM gốc
Sử dụng chế phẩm sinh học nhằm ổn định môi trường nước, làm sạch không bị ô nhiễm và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi phát triển thành nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm.
Qua thông tin chia sẻ 10 lưu ý khi nuôi tôm. Bà con nắm bắt một cách khá tổng quát về mô hình nuôi tôm để đạt hiệu quả và hạn chế rủi ro ở mức thấp. Chúc bà con luôn thuận lợi đạt vụ thu tôm cao.
Xem thêm