Lượt xem: 9
Cho tôm ăn hiệu quả tránh lãng phí. Bởi Chi phí thức ăn trong nuôi tôm thường chiếm 50% tổng chi phí đầu tư và việc quản lý thức ăn vẫn cần phải được cải tiến. Nếu không có sự chú ý tính toán hợp lý xảy ra chất thải hữu cơ, thức ăn thừa tích tụ sẽ gây ra hơn 60% các vấn đề trong ao nuôi tôm. Nếu hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1:1 thì cứ cho vào ao 100 kg thức ăn sẽ có đến 70 kg chất thải (thức ăn thừa, phân tôm…). Thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao là nguyên nhân gây bùng phát khí độc, đặc biệt khi mà hàm lượng oxy giảm hoặc khi tảo phát triển quá mức, đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn độc hại phát triển gây bệnh cho tôm
Nếu muốn giảm thức ăn dư thừa thì phải kiểm soát được lượng thức ăn trong ngày của tôm nuôi, nên cho tôm ăn ít hơn nhu cầu thức ăn trong ngày.
-Tăng cường men vi sinh, emzyme tiêu hóa để tăng tỉ lệ hấp thụ thức ăn của tôm nuôi giảm hao phí thải ra ngoài môi trường. Nên loại bỏ chất thải trong ao bằng cách siphon nhiều lần trong ngày, sử dụng các chế phẩm sinh học chuyên xử lý đáy.
Cho tôm ăn theo nhu cầu có nghĩa là cần phải dựa trên tập tính của con tôm. Hầu hết các sai lầm mà chúng ta mắc phải là chúng ta suy nghĩ cho tôm ăn theo cách của con người, chứ không phải con tôm.
– Tôm sú và tôm chân trắng đều là động vật ăn thịt và rất háu ăn như các loài giáp xác khác. Nó sử dụng các giác quan là xúc giác để tìm kiếm thức ăn và cần khoáng chất để tăng trưởng, pH phù hợp giúp máu tuần hoàn và tiêu hoá tốt.
– Môi trường sống ảnh hưởng đến cơ thể tôm như: sự thèm ăn, quá trình trao đổi chất, hoạt động lột xác, sự tiêu hoá và hệ thống miễn dịch. Việc cho tôm ăn cần phải được cân nhắc dựa trên đặc điểm của tôm như đường ruột ngắn, vận động liên tục và tập tính hung hãn bắt mồi.
Cho ăn tùy thuộc vào môi trường ao
– Tôm giảm ăn khi hàm lượng oxy hoà tan thấp hơn 4 mg/l và ngưng ăn khi thấp hơn mg/l.
– Nhiệt độ nước thích hợp nhất là 28 – 30oC. Mỗi khi nhiệt độ giảm đi khoảng 2oC thì lượng thức ăn nên giảm khoảng 30% so với lượng thức ăn trung bình.
Ảnh hưởng của nhiệt độ cao
– Thời gian mà thức ăn nằm trong ruột tôm sẽ thay đổi theo nhiệt độ nước ao.
– Khi nhiệt độ nước tăng cao, tôm sẽ ăn nhanh hơn và cũng sẽ bài tiết nhanh hơn so với nhiệt độ thấp.
Dòng nước chảy
– Tôm sẽ di chuyển dọc khu vực cho ăn khá rộng, thức ăn cần được rải đều và mỏng tại các khu vực cho ăn này. Điều này là hợp lý để tránh rải một lượng lớn thức ăn trong một khu vực nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cỡ tôm không đồng đều.
Khu vực cho ăn
– Nên tránh rải thức ăn vào nơi nước chảy yếu, nơi có nền đáy ao không được sạch.
Nhá (sàn, vó) cho ăn
– Khi thức ăn không còn trong nhá, điều đó không hoàn toàn có nghĩa là tôm ăn tốt. Đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy điều bất thường và cần phải được tìm hiểu cặn kẽ.
Quạt nước khi cho ăn
– Trong tháng nuôi đầu tiên, người nuôi nên dừng quạt nước trong khi cho tôm ăn.
– Sau một tháng nuôi, nên duy trì quạt nước trong lúc cho tôm ăn, đặc biệt trường hợp nước trong (không hay ít có tảo) hoặc đục (nhiều chất rắn lơ lửng) hoặc trong ngày có nhiều mây mù. Trường hợp tảo không phát triển, chỉ cần ngưng quạt nước trong 30 phút là tôm suy yếu và có thể dẫn đến chết.
Cho ăn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm
Hạn chế cho ăn hoặc bỏ qua các lần cho ăn sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, ngược lại giúp giữ chất lượng nước tốt. Tại Thái Lan, nhiều người nuôi cho tôm ăn 3,5 bữa trong một ngày. Bữa ăn cuối trong ngày (vào ban đêm) chỉ bằng 30 – 50% so với lượng trung bình, với phương châm: Tôm không chết do đói mà chết do thừa thức ăn . Người nuôi cần hú ý, thận trọng kiểm tra và xác định các trường hợp cụ thể để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp trước khi tôm mất đi sự thèm ăn và thức ăn thừa gây ô nhiễm ao nuôi.
Bảng 1: Một số tình huống mà người nuôi cần giám sát chặt chẽ việc cho ăn
Sử dụng nhá (sàn, vó) để điều chỉnh lượng thức ăn
Hướng dẫn sử dụng nhá (sàn, vó)
Vị trí thích hợp để đặt nhá là chổ bằng phẳng, như trên nền đáy ao có dòng nước nhẹ. Thả nhá nhẹ nhàng, xuôi theo dòng nước tạo thành góc 15 độ so với mặt nước ao. Kích thước nhá khoảng 0,4 – 0,6 m2, với chiều cao gờ là 8 – 10 cm, tốt nhất là nên có bốn chân nhá dài 5 cm. Nhá được hạ xuống hoặc nâng lên một cách nhẹ nhàng và trong điều kiện nắng gắt thì không nâng nhá lên khỏi mặt nước.
Những điều cần chú ý
Nhá cho ăn sẽ cho biết những điều sau: Nếu còn thức ăn thì lượng thức ăn cho bữa kế tiếp nên giảm khoảng 10% với điều kiện là thời tiết và các yếu tố khác không thay đổi; Nếu trong nhá không còn thức ăn và có vài con tôm thì lượng thức ăn nên được duy trì; Nếu trong nhá không còn thức ăn và có ít hay không có tôm thì lượng thức ăn cho lần ăn kế tiếp tăng khoảng 5% cũng với điều kiện là thời tiết và các yếu tố môi trường không thay đổi.
Số liệu thống kê cho thấy lượng thức ăn đạt tối đa là 42 kg/100.000 tôm đến khi tôm đạt kích cỡ 80 – 100 con/kg. Từ 80 con/kg trở về sau, thức ăn cần được duy trì ở mức này. Nên giảm 5% lượng thức ăn khi tôm vượt kích cỡ 50 con/kg. Dấu hiệu nhận biết của việc cho ăn thừa là tảo phát triển quá mức (màu đậm, độ trong dưới 20 cm) hoặc hàm lượng khí ammonia (NH3) tăng cao. Khi điều này xảy ra, giải pháp hiệu quả nhất là giảm lượng thức ăn.
Kiểm soát tối đa hiệu quả cho tôm ăn
Nếu môi trường ao đất nuôi thông thường có diện tích lớn, sự đào thải phân tôm, thức ăn dư thừa thì đó là vấn đề không hề đơn giản. Bạn có thể chuyển sang ao nuôi công nghệ là ao ương di động nhỏ gọn để kiểm soát tốt mọi vấn đề trong ao nuôi hạn chế rủi ro nâng cao thu hoạch vụ nuôi.
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Hồ tròn nổi, trang thiết bị thủy sản ứng dụng trong trang trại nuôi tôm công nghệ cao.
– Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM
– Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước )
– Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản:
– Địa chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN
– Điện thoại: +81-(0)72-961-9893
CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ SỰ THÀNH CÔNG CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG