×

Tăng sức đề kháng cho tôm

  • Ngày đăng: 29/12/2022
  • Đăng bởi: Biên tập
Chia sẻ bài viết:

Tăng sức đề kháng cho tôm là điều người nuôi tôm đều mong muốn; đàn tôm nuôi luôn có được sức khỏe tốt chống lại các dịch bệnh. Vậy cách tăng sức đề kháng cho tôm như thế nào mời bà con xem thêm chi tiết.

Cach Tang Suc De Khang Cho Tom

Giải pháp để tăng sức khỏe đề kháng cho tôm, cá bà con có thể thực hiện theo các yếu tố như sau.

1- Mua con giống tốt

Đây là tiêu chí hàng đầu trong tất cả các tiêu chí tăng sức đề kháng cho tôm. Nó chiếm đến 50% cho sự thành công hay thất bại trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng

Tôm bố mẹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy kiểm dịch đạt chuẩn theo quy định của cục quản lý nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt không sử dụng thuốc, kháng sinh, hóa chất, thức ăn công nghiệp kết hợp tươi sống như mực, hàu, cá tạp xay…để sản sinh ra tôm giống đạt chất lượng tốt.

Tôm sú

Phải hạn chế chọn con giống từ tôm bố mẹ cấy tinh ép sinh sản nhiều lần. Nên lựa chọn con tôm giống từ tôm bố mẹ khai thác từ thiên nhiên ngoài biển phải đạt được trọng lượng từ 120-150g.

2 – Ao nuôi phải sạch sẽ

Nhiều bà con vẫn sử dụng nuôi tôm trong ao đất. Bà con cần phải diệt khuẩn như rắc vôi, chất khử trùng…Đối với ao đất rất khó bởi mầm bệnh tồn tại trong đất rất khó tiêu diệt sạch sẽ như môi trường ao lót bạt.

Khi ao nuôi sạch sẽ mầm bệnh giúp tôm tránh được các dịch bệnh, ổn định và phát triển với tốc độ cao, hệ miễn dịch sức đề kháng cao.

3 – Đa dạng quy trình nuôi

Chuyển mô hình nuôi ao đất sang ao nổi lót bạt

Sử dụng bạt HDPE lót đáy ao

Nuôi tôm theo nhiều giai đoạn; giai đoạn ương thúc đẩy nền tảng con giống phát triển mạnh sức đề kháng cao, giai đoạn nuôi tôm thịt về size lớn.

Khi nuôi nhiều giai đoạn tránh được nguồn nước bị ô nhiễm. Chẳng hạn như nuôi giai đoạn ương 25-30 ngày, khi đạt được khoảng thời gian này môi trường bắt đầu ô nhiễm thì tôm giống đã có sức đề kháng. Lúc này bà con lại chuyển sang giai đoạn 2, sang môi trường nuôi mới sạch sẽ. Tạo điều kiện cho tôm có đà phát triển mạnh.

4 – Cách cho tôm ăn đúng kỹ thuật

Trong nuôi tôm không phải ai cũng biết, giai đoạn nào sẽ cho tôm ăn với tỷ lệ là tốt nhất và chọn những thức ăn phù hợp.

Cần có phải bổ sung đầy đủ 3 loại thức ăn

Thức ăn tự nhiên bằng cách gây màu nước bằng cách chế phẩm sinh học

Thức ăn tự chế như cá tạp xay nhuyễn

Thức ăn công nghiệp đảm bảo thương hiệu uy tín, chất lượng.

Điều quan trọng phải cho tôm ăn theo từng giai đoạn, tối ưu được lượng thức ăn, đầy đủ không thừa thiếu.

5 – Bổ sung chất dinh dưỡng

Cần bổ sung chế phẩm sinh học hay còn gọi men vi sinh xử lý nước cung cấp nguồn vi khuẩn có lợi tăng cường hệ vi sinh đường ruột cho tôm mạnh mẽ.

Vitamin C: Tôm là loài động vật biến nhiệt, thay đổi nhiệt độ rất lớn phụ thuộc vào môi trường. Đặc điểm này làm cho tôm không có khả năng tổng hợp vitamin trong cơ thể. Khiến tỷ lệ vitamin không đủ. Chính vì vậy, bổ sung Vitamin C cho tôm được xem là việc cần thiết. Nhằm hỗ trợ tôm sinh trưởng, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng bệnh.

Người nuôi nên bổ sung thường xuyên Vitamin C vào thức ăn cho tôm. Khi thời tiết thay đổi hoặc xung quanh ao nuôi có dịch bệnh. Nhằm tăng cường sức sức khỏe, đề kháng cho tôm. Liều lượng bổ sung phụ thuộc vào tùy loại Vitamin C, chủ yếu khoảng 500 – 1.000 mg/kg thức ăn.

Lưu ý: Không kết hợp sử dụng Vitamin C với kháng sinh. Vì Vitamin C là axit, khi kết hợp với kháng sinh sẽ không có tác dụng.

Việc tăng sức đề kháng cho tôm hiện nay. Có nhiều bà con sử dụng β-glucan (Beta-Glucan) nhằm tăng kích thích hệ miễn dịch trong nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là trong nuôi tôm công nghiệp như hiện nay khi thời tiết biến động khó lường. Việc tăng sức đề kháng cho tôm là một trong những phương pháp kỹ thuật ưu tiên hàng đầu.

Bình luận của bạn

Sản phẩm nổi bật