×

Khắc phục tôm chậm lớn

  • Ngày đăng: 11/11/2020
  • Đăng bởi: Biên tập
Chia sẻ bài viết:

Trong quá trình nuôi tôm phải xác định nguyên nhân tôm chậm lớn là gì và cách khắc phục tôm chậm lớn đúng kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả cao. Sau đây là một số chia sẻ cách khắc phục tôm chậm lớn của Aqua Mina.

Đối với người mới nuôi tôm thường chưa có nhiều kinh nghiệm; chưa biết xác định được nguyên nhân tôm chậm lớn và hướng khắc phục tôm chậm lớn như thế nào. Hôm nay Aqua Mina chia sẻ một số lưu ý khi phát hiện tôm chậm lớn.

khac phuc tom cham lon.jpg (70 KB)

Nguyên nhân tôm lớn chậm

1. Tôm bố mẹ kém chất lượng

Lạm dụng quá mức sự sinh sản của tôm bố mẹ, sử dụng chất kích thích, ép cho tôm sinh sản, sử dụng chất kháng sinh. Tôm bố mẹ có kích thước trọng lượng nhỏ, sức đề kháng yếu, khi sản sinh ra con giống rất yếu, không đạt chất lượng.

2. Chọn tôm giống kém chất lượng

Chọn nguồn giống kém chất lượng, những đại lý nhỏ lẻ không uy tín, không qua kiểm dịch bệnh định kỳ.

nguyen nhan lam tom lon cham.jpg (59 KB)

Tôm giống còn nhỏ hay bị nhiễm bệnh còi do Virut Monodon Baculovirus (MBV) và Hepatopancreatic parvovirus (HPV). Khi tôm giống bị nhiễm virut đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn làm cho tôm lớn chậm.

3. Sử dụng chất kích thích kháng sinh

Giai đoạn ương tôm giống sử dụng thuốc kháng sinh liều cao trị bệnh làm giảm đi hệ miễn dịch xảy ra nguyên nhân sức đề kháng thấp, chuyển đổi hấp thụ thức ăn thấp sẽ làm cho tôm còi cọc chậm lớn.

4. Cách xử lý môi trường nước chưa tốt

Môi trường ao nuôi chưa được đảm bảo đúng kỹ thuật nuôi tôm, cách quản lý, chăm sóc tôm chưa được đảm bảo.

Cách khắc phục tôm chậm lớn

  1. Điều đầu tiên tránh nuôi tôm còi cọc chậm lớn cần tìm hiểu hiểu nguồn gốc xuất xứ tôm bố mẹ, có kích thước trọng lượng đạt tối thiểu từ 180gr đến 210gr hoặc cao hơn thì càng tốt.
  2. Đối với tôm giống phải mua tại đại lý lớn, chất lượng uy tín, kiểm dịch định kỳ; tôm thẻ chân trắng có kích thước từ  PL 11-12, tôm sú có kích thước từ PL 14-15
  3. Mật độ thả nuôi tôm hợp lý; tôm sú mật độ thả từ 15 – 40 con/ m2 , tôm thẻ chân trắng từ 100 – 250 con/ m2 . Về mật độ thả này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi từng người.
  4. Thiết kế ao nuôi bằng ao cỡ nhỏ và vừa bằng ao nổi lót bạt, hệ thống xử lý gom thải tốt  Quản lý môi trường nước tốt của các thông số; pH, độ kiềm, Oxy hòa tan
  5. Cần sử dụng các chế phẩm sinh học và các sản phẩm dinh dưỡng tăng sức đề kháng. Phải kế hợp 3 loại thức ăn, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho tôm nuôi.

Trên đây là những biện pháp có thể giúp bà con khắc phục tôm chậm lớn đúng kỹ thuật và mang lại năng suất vụ nuôi cao.

Bà con xem thêm

Kỹ thuật nuôi tôm

Cách bổ sung thức ăn cho tôm

GỌI NGAY – 1800 6071
ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG NUÔI TÔM TRÊN AO NỔI
ao lot bat.jpg (1.42 MB)
CÔNG TY TNHH AQUA MINA
Địa chỉ: 39 Lương Hữu Khánh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp.HCM
Hotline: 1800 6071
Email: aouongdidong@gmail.com
Bình luận của bạn