×

8 Lưu ý nuôi tôm sú độ mặn thấp

  • Ngày đăng: 20/08/2022
  • Đăng bởi: Biên tập
Chia sẻ bài viết:

Bà con cần chú ý gì khi nuôi tôm sú độ mặn thấp. Mời xem thêm; những chia sẻ về nuôi tôm sú độ mặn thấp để mang lại vụ nuôi tôm hiệu quả cao hơn.

Nuoi Tom Su Do Man Thap
Những chú ý khi nuôi tôm sú độ mặn thấp

Hiện nay trong và ngoài nước tôm sú ở độ mặn thấp cũng được nuôi nhiều; bởi tôm sú có thể sinh sống ở môi trường độ mặn rộng từ 2 – 45‰. Độ mặn cho tôm sú tăng trưởng và phát triển tốt là 12-25‰.

Những điểm chú ý trong nuôi tôm sú ở môi trường độ mặn thấp

1- Độ mặn

Lưu ý quan trọng đầu tiên khi nuôi tôm sú độ mặn thấp là; khi thả tôm giống ao nuôi phải có độ mặn dao động từ 7-9‰; và duy trì độ mặn này trong vòng ít nhất tháng đầu tiên. Không được thấp hơn, vì tôm sú phải dần dần thích nghi độ mặn từ trại giống chuyển qua tại nơi bà con nuôi.

Bắt đầu từ cuối tháng thứ 2 trở đi có thể giảm độ mặn xuống từ từ. Nhưng độ mặn không được phép thấp ngưỡng chịu đựng của tôm sú là 2‰.

2- Bể chứa nước

Bể chứa nước phải đủ cung cấp cho các ao nuôi; tùy thuộc vào nhu cầu mỗi người. Nếu bể chứa nước từ nước thải phải có độ sâu từ 1,5m trở lên, muốn tái sử dụng lại nước cần để cho nước lắng lại và phơi nắng 3-4 ngày.

3- Kiểm soát pH

Nếu bà con nuôi theo quy trình ít thay nước; thì tảo có điều kiện phát triển làm độ pH biến động chênh lệch vào ban ngày và ban đêm. Bà con nên có kế hoạch thay nước định kỳ trong quá trình nuôi tôm sú.

Độ pH vào buổi sáng, pH thích hợp thường là 7.8 – 8.0 và không quá 8.3 vào buổi chều. Nếu thay nước không thấy hiệu  quả, nên xử lý formalin với liều 6.25-31.25 l/ha/ngày. Xử lý từ 3-5 ngày sẽ làm giảm pH nước. Nếu pH nước vào buổi sáng cao hơn 8.0, không nên bổ sung thêm bất kỳ loại vôi nào vào ao nuôi.

4- Độ kiềm

Khi độ kiềm thấp, pH sẽ biến động và gây stress, giảm tăng trưởng và thậm chí gây chết tôm. Trong nuôi tôm độ kiềm thích hợp cho; tôm thẻ nằm trong khoảng 120 – 180mg CaCO3/l và tôm sú là 80 – 120mg CaCO3/l.

Tăng kiềm trong ao bằng cách sử dụng 62.5-125 kg Natri Bicarbonate (NaHCO3)/ ha.

Giảm độ kiềm sử dụng giấm ăn với liều 1 lít/ 1000 m khối nước và thay nước 3 lần 1 tuần, khoảng 20 – 30% lượng nước trong ao để làm giảm độ kiềm

5- Vỏ nhám

Nếu độ kiềm vượt quá 150 ppm và pH của ao vượt quá 8.3, canxi sẽ tích tụ và bám trên bề mặt vỏ tôm, gây cản trở quá trình tăng trưởng của tôm. Để hạn chế vấn đề này, pH nước phải giữ dưới 8.3 và thay nước hoặc xử lý bằng formalin.

6- Tôm mềm vỏ con khỏe tấn công con yếu

Nuôi tôm ở môi trường độ mặn thấp bà con luôn gặp phải tôm mềm vỏ, khó lột xác, không phát triển, tôm bị stress con khỏe mạnh cắn ăn thịt con tôm yếu hơn.

Nếu xảy ra hiện tượng mềm vỏ, nên bổ sung thêm muối 6251,250 kg/ha/lần (tùy thuộc vào độ mặn ao nuôi) hoặc nước biển để duy trì độ mặn hơn 3‰.

7- Khí độc

Trong quá trình nuôi môi trường nuôi không đảm bảo sẽ xuất hiện ammonia tăng cao kết hợp với pH tăng cao thì sẽ làm độc tố ammonia cao làm cho tôm ngộ độc. Bà con hết sức lưu ý và quản lý môi trường nước tốt, hệ thống siphon và oxy đáy phải đảm bảo.

8- Theo dõi nhận thấy tôm chậm phát triển

Thường xuyên cân đo tôm theo định kỳ ghi chép lưu lại số liệu. Nếu tôm chậm lớn cần phải tìm hiểu nguyên nhân như; độ mặn đã phù hợp chưa, nguồn thức ăn có hàm lượng đạm tốt, hệ thống siphon xả thải đã tốt hay chưa…

Bà con đầu tiên cần tiến hành bổ sung muối tăng độ mặn, nếu tôm chậm lớn do mật độ nuôi cao cần san tôm thưa hơn để tôm có đủ không gian sinh sống rộng hơn, phát triển tốt hơn.

Thông qua phần chia sẻ trên đã phần nào giúp bà con nuôi tôm sú độ mặn thấp tham khảo và có thể áp dụng nếu nhận thấy phù hợp, chúc bà con có vụ nuôi tôm đạt được năng suất cao.

Xem thêm

Các tăng giảm độ mặn trong nuôi tôm

Bình luận của bạn

Sản phẩm nổi bật