CÂU HỎI THÚ VỊ: CÓ NÊN ĂN ĐẦU VÀ VỎ TÔM?
Lợi Ích Của Tôm Đối Với Sức Khỏe
Thành phần dinh dưỡng trong tôm
Tôm là một thực phẩm bổ dưỡng với hơn 9 loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ), trong 85 g tôm có chứa:
- 20,4 g chất đạm
- 0,433 mg sắt
- 201 mg phốt pho
- 220 mg kali
- 1,39 mg kẽm
- 33,2 mg magiê
- 94,4 mg natri
Tôm cũng là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp i ốt – khoáng chất cần thiết cho chức năng tuyến giáp và sức khỏe não bộ.

Lợi ích của vỏ và đầu tôm
Khi chế biến tôm, nhiều người chọn bỏ phần vỏ và phần đầu. Tuy nhiên, theo trang tin Tasting Table, người nấu nên cân nhắc giữ lại phần vỏ và đầu tôm khi chế biến:
- Ribonucleotide trong vỏ tôm: Vỏ tôm chứa một số phân tử ribonucleotide, giúp thấm vào thịt và tăng hương vị thơm ngon cho món ăn.
- Chitin trong vỏ và đầu tôm: Chất này có thể kích thích vi khuẩn đường ruột phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
- Lipid trong đầu tôm: Có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chứa nhiều protein, axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa như astaxanthin và selen, giúp bảo vệ tế bào cơ thể.
Cảnh báo khi ăn tôm
Mặc dù tôm rất bổ dưỡng, nhưng các chuyên gia khuyến nghị những người sau nên hạn chế ăn tôm:
- Người bị dị ứng hải sản
- Người có hàm lượng cholesterol cao
- Người bị ho, hen suyễn
- Người có vấn đề về đường tiêu hóa

Cách chế biến tôm để vỏ giòn
Để vỏ tôm giòn và dễ ăn hơn, người chế biến nên sử dụng phương pháp nhiệt cao để khử bỏ bớt độ ẩm trong vỏ tôm. Một trong những phương pháp này là chiên. Ngoài ra, chọn tôm có kích thước vừa phải sẽ giúp việc ăn phần vỏ tôm trở nên dễ dàng hơn.
