MÀU NƯỚC VÀ TẢO TRONG AO TÔM
Quản Lý Màu Nước và Tảo Trong Ao Nuôi Tôm
Trong nuôi tôm cần phải thường xuyên quan sát màu nước và tảo trong ao tôm. Bởi tảo có 2 loại tảo; tảo độc và tảo có lợi, người nuôi phải chú ý khắc phục màu nước và tảo trong ao tôm kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi
I.CÁC LOẠI TẢO ĐỘC CHO AO
Cần xử lý kịp thời khi nhận thấy màu nước và tảo độc trong ao tôm; các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo Lam, tảo Giáp, tảo Mắt…các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm
Tảo lam:
- Đặc điểm: Tảo lam phát triển mật độ dày đặc, tạo hạt li ti trên mặt nước, nước ao có màu xanh lam, xanh ngọc, nổi váng xanh và có mùi hôi.
- Ảnh hưởng: Tôm mắc bệnh đường ruột, gây mùi hôi, nhờn nước và cản trở hô hấp của
Tảo mắt (euglenophyta)

- Đặc điểm: Nước ao có màu nâu đen, xanh rau má, tảo sinh khối nhanh trong môi trường giàu chất hữu cơ.
- Ảnh hưởng: Giảm hàm lượng Oxy hòa tan trong ao, gây thiếu Oxy cho tôm.
Tảo giáp (pyrrophyta)

- Đặc điểm: Tảo có màu đen giống hạt lơ lửng, nước ao có màu nâu đỏ, pH giao động ngày đêm lớn.
- Ảnh hưởng: Gây khó tiêu, bệnh phân đứt khúc cho tôm, thiếu Oxy trong nước làm tôm nổi đầu về đêm.
II. CÁC LOẠI TẢO CÓ LỢI
Tảo có lợi cần được duy trì và phát triển để tạo môi trường nước tốt cho tôm:

Tảo khuê

- Đặc điểm: Nước ao có màu vàng nâu hoặc vàng lục, tảo khuê có giá trị dinh dưỡng cao.
- Lợi ích: Là nguồn thức ăn tốt cho ấu trùng các loài thủy sinh vật.
Tảo Lục

- Đặc điểm: Nước có màu xanh nhạt, kích cỡ tảo nhỏ, không gây mùi cho vật nuôi.
- Lợi ích: Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp.
III. Biện Pháp Quản Lý Tảo Trong Ao Tôm
1. Quản lý khi tảo phát triển mật độ dày
- Vớt xác tảo.
- Thay nước: Nếu có ao lắng đã được xử lý nước, thay nước để giảm mật độ tảo.
- Kiểm soát thức ăn: Không cho ăn dư.
- Sử dụng men vi sinh: Xử lý tảo bằng men vi sinh.
- Cắt tảo bằng vôi đêm: Sử dụng liều lượng <20kg/1000m³ nước, sau đó dùng zeolite và mật đường.
- Dùng formol, BKC, Oxy già: Xử lý tảo Lam, tảo đỏ, tảo giáp và tảo Mắt theo liều lượng cụ thể.
- Hút bùn và xiphon đáy thường xuyên.
2. Quản lý khi tảo tàn
- Kiểm tra các thông số nước và điều chỉnh kịp thời.
- Bổ sung oxy viên và chạy quạt.
- Thay 30% nước nếu có ao lắng.
- Giảm 30-50% lượng thức ăn để điều chỉnh chất lượng nước.
3. Quản lý ao nuôi tôm khi thiếu tảo
- Biện pháp tổng hợp: Sử dụng biện pháp tổng hợp để trợ lắng và bổ sung dinh dưỡng, gây màu nước cho ao tôm.
Liên hệ AQUA MINA để được tư vấn, cung cấp Hồ tròn nổi, trang thiết bị thủy sản ứng dụng trong trang trại nuôi tôm công nghệ cao.
– Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp HCM
– Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước )
– Email: sales@aquamina.com.vn hoặc oversea@aquamina.com.vn
– Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản:
– Địa chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN
– Email: kimakubo@rexind.co.jp
– Điện thoại: +81-(0)72-961-9893
– Website: www.rexind.co.jp/e/

CHÚNG TÔI LÀM VIỆC VÌ SỰ THÀNH CÔNG CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG
Bình luận của bạn